• ĐẠI LÝ THUẾ TÂN PHÚ QUÝ

THUẾ LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ

Posted on 14/03/24 by viettrinh

THUẾ LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ

Thuế là gì?

Thuế là một khoản tiền bắt buộc phải đóng cho Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền bởi các cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng cho việc cung cấp các dịch vụ công, các hoạt động vì lợi ích chung của xã hội. Đây là khoản tiền không bồi hoàn trực tiếp mà sử dụng vào các dịch vụ như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng giao thông, quốc phòng,…

Thuế là một khoản tiền bắt buộc phải đóng cho Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền bởi các cá nhân, tổ chức nhằm đáp ứng cho việc cung cấp các dịch vụ công, các hoạt động vì lợi ích chung của xã hội

Đặc điểm của thuế

Mang tính chất bắt buộc vào ngân sách Nhà nước

Tính bắt buộc là đặc điểm cơ bản khi nói về thuế. Bất kể cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào khi đủ điều kiện cũng đều cần phải nộp thuế và nộp theo những hình thức phù hợp.

Tuy nhiên, cần phân biệt thuế với các hình thức huy động tài chính khác của Nhà nước. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền thu thuế đại diện cho Nhà nước cũng thể hiện đặc điểm bắt buộc của thuế. Các cơ quan quản lý thuế cần thực hiện nghĩa vụ thu thuế đúng, đủ và bình đẳng giữa người lao động.

Khoản đóng góp mang tính quyền lực

Thuế được xem là khoản đóng mang tính quyền lực bởi nếu không có khoản này, Nhà nước sẽ không đủ tiềm lực để duy trì các hoạt động hay thực hiện các chức năng quan trọng.

Chính vì vậy, đảm bảo việc thu thuế được thực hiện đầy đủ là trách nhiệm quan trọng của các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thuế địa phương. Người lao động nếu có hành vi trốn thuế hay không thực hiện đúng nghĩa vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Không đối giá/ hoàn trả trực tiếp

Người nộp thuế khi đã đủ điều kiện nộp thuế theo Pháp luật bắt buộc phải có nghĩa vụ đóng thuế, cho dù đã nhận được lợi ích công cộng hay chưa. Thuế không mang tính đối giá, hoàn trả trực tiếp mà nó dùng để nộp vào ngân sách Nhà nước. Chính phủ sẽ sử dụng tiền đó để chi tiêu cho mục đích phục vụ cộng đồng.

Khoản đóng mang tính vĩnh viễn

Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước không so sánh với việc cho Nhà nước vay tiền nên không có nghĩa vụ phải hoàn trả, thuế mang tính vĩnh viễn để phục vụ lợi ích an sinh xã hội,…

Đặc điểm của thuế

Phân loại thuế

Phân loại thuế theo hình thức thu

  • Thuế trực thu: Thuế này được thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được từ các tổ chức, cá nhân. Chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhượng quyền sở hữu đất,…
  • Thuế gián thu: Thuế này do các thương nhân, doanh nghiệp sản xuất, người cung cấp dịch vụ phải nộp cho Nhà nước, bằng cách cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu. Chẳng hạn như thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…

Theo tính chất hành chính

  • Thuế nhà nước (quốc gia): Loại thuế này sẽ nộp vào ngân sách Trung ương
  • Thuế địa phương: Thuế nộp vào ngân sách của chính quyền địa phương

Phân loại thuế theo tính chất hành chính thường áp dụng trong kế toán quốc gia, theo cách mà tổ chức quản lý thu, cấp ngân sách thụ hưởng chúng.

Phân loại thuế theo tính chất kinh tế

  • Dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế: Thuế sẽ được chia thành các khoản như thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào doanh nghiệp, thuế đánh vào tài sản.
  • Dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Gồm thuế đánh vào doanh nghiệp như thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, tiền thuê đất, thuế đánh vào sản phẩm, hộ gia đình.
  • Dựa theo lĩnh vực: Thuế được chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế như thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào bất động sản, thuế đánh vào tiết kiệm,…

Phân loại thuế

Vai trò của thuế

Thuế là một khoản đóng có vai trò quan trọng và cần thiết trong các hoạt động đời sống, vai trò của thuế phải kể đến như:

  • Thuế giúp tăng thu nhập vào ngân sách Nhà nước, góp phần lớn trong việc giải quyết các vấn đề an sinh, phúc lợi xã hội theo chính sách. Bên cạnh đó, thuế cũng là nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng công cộng, phục vụ cho đời sống
  • Khuyến khích các hoạt động kinh tế nhất định. Chẳng hạn, chính phủ có thể áp dụng thuế ưu đãi để thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực mới, hoặc thuế bảo vệ để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước khỏi sự cạnh tranh không cân bằng
  • Thuế hỗ trợ việc cân bằng giữa khoảng cách giàu nghèo, giảm thiểu phân biệt tầng lớp trong xã hội. Bởi người nộp nhiều thuế hơn hầu hết đều là những chủ thể có mức thu nhập cao hơn
  • Thuế có thể được sử dụng để điều tiết hoạt động kinh tế. Bởi vì chính phủ có thể áp đặt thuế cao hơn đối với các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng sản phẩm sạch, lành mạnh hơn.
  • Giúp tăng trưởng kinh tế, xã hội, thúc đẩy nguồn nhân lực cũng như hiệu suất làm việc
  • Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong các khoản và thu nhập của mỗi cá nhân, tổ chức, đóng góp vào quá trình phân phối lại các tài nguyên và cơ hội trong xã hội
  • Thuế cũng có thể được sử dụng để kiểm soát lạm phát.

Vai trò của thuế

Các loại thuế phổ biến hiện nay

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân nằm trong loại thuế trực thu, những người có thu nhập vượt mức khởi điểm bắt buộc phải đóng thuế. Thuế thu nhập cá nhân được sử dụng để giúp chính phủ thu thập nguồn tài chính phục vụ cho các chính sách kinh tế và xã hội, cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng và đóng góp vào việc phát triển kinh tế của quốc gia.

Trong đó, đối tượng chịu thuế bao gồm:

  • Công dân Việt Nam ở nước ngoài
  • Công dân Việt Nam sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam
  • Đối tượng nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là khoản thuế trực thu dựa trên tổng thu nhập của một doanh nghiệp. Áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, bao gồm cả các tập đoàn, các tổ chức phi lợi nhuận và các doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, đối tượng nộp thuế bao gồm:

  • Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Pháp luật
  • Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định ở nước người có cơ sở thường trú (hoặc không có) tại Việt Nam
  • Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định của Nhà nước Việt nam
  • Những tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh thu nhập ở mức chịu thuế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho chủ thể doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, là đối tượng chịu thuế theo quy định của Pháp luật. Thuế này giúp điều tiết nguồn cung là sản phẩm/ dịch vụ không có lợi cho người tiêu dùng. Đối tượng cụ thể phải chịu thuế bao gồm:

Đối với hàng hóa: Thuốc lá, bài lá, rượu, bia, ô tô 24 chỗ trở xuống vừa chở hàng, chở khách, có hai hàng ghế trở lên và có vách ngăn giữa hàng hóa – khoang hành khách. Xăng, dầu, xe mô tô có dung tích 125cm3 trở lên, tàu bay, du thuyền,… Những hàng hóa không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những sản phẩm đã hoàn chỉnh phần lắp đặt, không bao gồm linh kiện.

Đối với dịch vụ: Vũ trường, karaoke, massage, casino, sân golf, xổ số,…

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) còn gọi là VAT là loại thuế được tính dựa trên khoản phát sinh tăng thêm/ chênh lệch hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng. VAT được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và là một nguồn thu quan trọng cho các chính phủ. Thuế này giúp thu thập nguồn tài chính để thực hiện các chính sách kinh tế và xã hội, cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng và đóng góp vào việc phát triển kinh tế của quốc gia.

Đối tượng đóng thuế GTGT:

  • Tổ chức kinh doanh: Tất cả các doanh nghiệp dưới mọi loại hình, thuộc các thành phần kinh tế, tổ chức kinh doanh của các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội nghề nghiệp, hợp tác xã
  • Cá nhân kinh doanh: Những cá nhân kinh doanh độc lập, cá nhân hợp tác kinh doanh nhưng không thành lập pháp nhân, hộ kinh doanh.

Thuế sử dụng đất

Thuế sử dụng đất là khoản phải thu từ chủ thể sử dụng đất, khi Nhà nước đã giao đất thì chủ thể phải có nghĩa vụ nộp tiền thuế. Đối tượng nộp thuế là những cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao quyền sử dụng đất.

Thuế sử dụng đất thường được tính dựa trên giá trị đất và các yếu tố khác như vị trí, mục đích sử dụng, diện tích và các quy định pháp luật cụ thể của từng quốc gia, địa phương.

Mục đích của thuế sử dụng đất bao gồm tăng cường quản lý đất đai, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, điều chỉnh việc sử dụng đất theo các mục đích cụ thể, khuyến khích sử dụng đất hiệu quả. Thuế này cũng có thể được sử dụng nhằm giới hạn sự sở hữu quá mức và kích thích việc phát triển kinh tế và hạ tầng đô thị.

Thuế xuất nhập khẩu

Đây là một loại thuế trực thu, được áp dụng với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp với mức tính thuế dựa trên giá trị mặt hàng xuất nhập khẩu. Thuế nhập khẩu phải nộp trước khi thông quan để bên phía nhập khẩu có thể đưa hàng hoá lưu thông vào nội địa.

Thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò làm giảm thâm hụt cán cân thương mại, bởi hàng nhập khẩu thường đắt hơn so với các mặt hàng nội địa. Ngăn cản hành vi bán phá giá, dựng rào thuế quan từ quốc gia khác đánh thuế với các hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp trong nước.

Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên thuộc loại thuế gián thu, áp dụng với những cá nhân, tổ chức có hoạt động khai thác tài nguyên theo quy định của Pháp luật. Thuế tài nguyên có đặc trưng của thuế gián thu là điều tiết hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Đối tượng chịu thuế bao gồm tất cả các loại tài nguyên ở đất liền, hải đảo, lãnh hải, khu vực tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc lãnh thổ quốc gia. Chẳng hạn như các khoáng sản kim loại, phi kim loại, dầu mỏ, yến sào tự nhiên,…

Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, bắt buộc đối với những hoạt động có tác động xấu, ảnh hưởng đến môi trường. Thuế này được nộp trực tiếp vào ngân sách Nhà nước và do cơ quan Nhà nước quản lý. Đối tượng đóng thuế này bao gồm các sản phẩm khi người tiêu dùng sử dụng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Ngoài việc giúp tăng ngân sách Nhà nước và áp dụng cho các hoạt động cộng đồng, an sinh xã hội. Thuế này còn giúp kích thích cho các doanh nghiệp, tổ chức để sử dụng các phương pháp sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường. Thuế này cũng có thể được sử dụng để đóng góp vào các chương trình bảo vệ môi trường và phát triển các công nghệ sạch hơn.

Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp từ đầu năm cho quỹ ngân sách Nhà nước dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp, nhằm mục đích nắm bắt thống kê về doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã.

Đối tượng nộp thuế bao gồm:

  • Cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu, có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ không thường xuyên, địa điểm không cố định theo quy định của Bộ Tài chính.
  • Các tổ chức, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, các dịch vụ hầu cần phục vụ nghề cá. Đồng thời không có hoạt động sản xuất, kinh doanh muối.
  • Ngoài ra đối tượng nộp thuế này cũng bao gồm các cơ quan văn hóa xã, điểm bưu điện cơ quan báo chí. Liên hợp tác xã, hợp tác xã có những hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định đã được ban hành.

Lệ phí trước bạ

Lệ phí trước bạ là khoản phí mà người mua phải trả cho Nhà nước khi đăng ký quyền sở hữu chuyển nhượng đất, xe cộ, tài sản và mức thu nhập này dựa trên giá trị tài sản được quy định.

Mục đích của việc thu lệ phí trước bạ là để thu nhập vào nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đồng thời là một cách để kiểm soát việc lưu thông phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Lệ phí trước bạ cũng có thể được sử dụng để đầu tư vào các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Các loại thuế phổ biến hiện nay

Một số thuật ngữ về thuế cần biết

Thanh tra thuế

Thanh tra thuế là các hoạt động giám sát của cơ quan thuế trong các giao dịch liên quan đến khoản thu nhập phát sinh từ thuế. Đây là hoạt động thường xuyên và là nghĩa vụ của cơ quan thuế.

Đăng ký thuế

Là quá trình người nộp thuế thực hiện kê khai với cơ quan quản lý thuế hoặc khi đăng ký giấy phép kinh doanh. Các cá nhân đăng ký thuế cần kê khai cá thông tin cá nhân như tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, giới tính,… Còn đối với doanh nghiệp thì cần kê khai các thông tin như tên tổ chức, trụ sở, các chi nhánh, vốn kinh doanh, người đại diện pháp lý, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động,…

Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là phương pháp được áp dụng với đại đa số các loại thuế hiện nay, như thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế VAT,… Theo đó, chủ thể sẽ không trực tiếp đi nộp thuế tại cơ quan thuế mà số tiền này sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc trừ trên thu nhập của các chủ thể này theo quy định.

Thuế suất

Thuế suất là mức thuế cần phải nộp dựa trên đơn vị xác định giá trị mức thuế phải đóng đối với đối tượng chịu thuế. Tùy vào điều kiện của các loại chủ đề hoặc những điều kiện liên quan để đánh giá, khoản thuế suất này sẽ được áp dụng khác nhau, thuế suất được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm.

Báo cáo thuế

Báo cáo thuế là hoạt động mang tính kê khai hóa đơn thuế VAT đầu vào và đầu ra đối với các hoạt động phát sinh trong quá trình mua hàng hóa, sử dụng các dịch vụ. Báo cáo thuế với mục đích kê khai hóa đơn GTGT và là cầu nối giữa các doanh nghiệp, tổ chức với cơ quan quản lý thuế.

Thuế phụ thu, phụ phí

Thuế phụ thu (Surcharge) là khoản thu từ các đối tượng mua hàng sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt. Đạo luật Trung thực trong cho vay ban hành năm 1975, khoản phụ thu, phụ phí với thẻ tín dụng đã bị cấm, cho phép chiết khấu với hình thức thanh toán bằng tiền mặt.

Năm 1981, khoản phụ phí này được áp dụng với mục đích kiểm soát, ngăn chặn lạm phát. Ngoài khoản phụ thu đối với thẻ tín dụng, các khoản thu phụ phí cũng bắt đầu áp dụng cho ngành logistics. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu những thông tin chính xác nhằm thống kê đúng chi phí xuất nhập hàng hóa.

Một số thuật ngữ về thuế cần biết

Để đảm bảo tính công bằng, tuân thủ quy tắc và quy định về thuế được chính phủ đặt ra, các tổ chức và cá nhân phải tự tính toán và nộp các khoản thuế cần thiết. Thuế được sử dụng cho các dịch vụ cộng đồng và hoạt động của chính phủ. Trốn thuế là hành vi thiếu đạo đức kinh doanh, xâm phạm tới chính sách thuế của Nhà nước, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2020 © Tân Phú Quý | Design by Ngọc Thắng