• ĐẠI LÝ THUẾ TÂN PHÚ QUÝ

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ HÓA ĐƠN SAI SÓT NHIỀU LẦN

Posted on 10/04/24 by viettrinh

Hướng dẫn xử lý hóa đơn sai sót nhiều lần

Hướng dẫn xử lý hóa đơn sai sót nhiều lần

Theo điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn:

– Lập hóa đơn điều chỉnh; hoặc

– Lập hóa đơn thay thế.

Đồng thời, tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định nêu trên, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;

Bên cạnh đó, điểm e khoản 1 Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC cũng quy định, đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.

Tại Công văn 1647/TCT-CS ngày 10/5/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn hóa đơn điện tử cũng nêu rõ:

– Trong trường hợp người bán lựa chọn hình thức xử lý hoá đơn đã lập bằng cách lập hóa đơn điều chỉnh thì người bán thực hiện điều chỉnh giảm toàn bộ thông tin dòng hàng hóa bị sai và điều chỉnh tăng tương ứng dòng hàng hóa đúng (bao gồm: tên hàng hóa dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thuế suất, thành tiền chưa thuế).

– Trong trường hợp người bán lựa chọn hình thức xử lý hoá đơn đã lập bằng cách lập hóa đơn thay thế thì người bán lập lại hóa đơn mới với số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn và đầy đủ toàn bộ nội dung của hóa đơn cần thay thế.

Đối với cả 2 trường hợp nêu trên, hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế đều cần ghi thông tin: “Điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm…” và trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.

– Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bị sai (gọi là hóa đơn F0), sau đó doanh nghiệp lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế (gọi là hóa đơn F1 điều chỉnh/thay thế cho hóa đơn F0) và phát hiện hóa đơn F1 vẫn bị sai thì:

+ Nếu lựa chọn phương pháp điều chỉnh: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 điều chỉnh cho hóa đơn F0 (lúc này hóa đơn F0 đã bị điều chỉnh bởi hóa đơn F1).

+ Nếu lựa chọn phương pháp thay thế: Doanh nghiệp lập hóa đơn F2 thay thế cho hóa đơn F1 (lúc này hóa đơn F0 đã bị thay thế bởi hóa đơn F1).

Ngoài ra, Công văn 9914/CTBDU-TTHT ngày 05/4/2024 của Cục Thuế tỉnh Bình Dương cũng quy định:

Căn cứ các trích dẫn nêu trên, theo nội dung trình bày tại văn bản, Cục Thuế trả lời nguyên tắc cho Công ty như sau:

Trường hợp Công ty nộp hóa đơn điện tử bị sai (gọi là hóa đơn F0), sau đó Công ty lập hóa đơn điều chỉnh (gọi là hóa đơn F1 điều chỉnh cho hóa đơn F0) và phát hiện hóa đơn F1 tiếp tục bị sai thì Công ty lập hóa đơn F2 điều chỉnh cho hóa đơn F0 (lúc này hóa đơn F0 đã bị điều chỉnh bởi hóa đơn F1).

Trường hợp Công ty có điều chỉnh cho hóa đơn điện tử có sai sót thì đảm bảo tổng giá trị của các hóa đơn F0, F1, F2 là giá trị đúng với thực tế phát sinh.

Như vậy, Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và đã xử lý theo hình thức điều chỉnh, sau đó lại phát hiện hóa đơn điều chỉnh tiếp tục có sai sót thì tiếp tục lập hóa đơn điều chỉnh cho đến khi đúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2020 © Tân Phú Quý | Design by Ngọc Thắng