• ĐẠI LÝ THUẾ TÂN PHÚ QUÝ

CÔNG TY CÓ ĐƯỢC VAY TIỀN CỦA CÁ NHÂN KHÔNG?

Posted on 25/03/24 by viettrinh

Công ty có được vay tiền của cá nhân không?

Công ty có được vay tiền của cá nhân không?

Hiện nay, pháp luật không cấm công ty vay tiền từ cá nhân, đồng thời cũng có quy định về việc vay tiền giữa công ty và cá nhân như sau:

Công ty có được vay tiền của cá nhân không?

Công ty có được vay tiền của cá nhân không?

Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp/công ty được phép vay tiền mặt của cá nhân để nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động, kinh doanh của công ty.

Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 09/2015/TT-BTC, các doanh nghiệp/công ty không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch/hợp đồng vay, cho vay và trả nợ vay thì phải sử dụng một trong các hình thức thanh toán như sau:

+ Dùng Séc;

+ Ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

+ Các cách thức thanh toán không sử dụng tiền mặt theo quy định pháp luật.

Tóm lại, theo quy định trên thì Công ty có thể vay vốn của cá nhân. Chỉ cần lưu ý về hình thức thanh toán khoản vay và nợ vay. Nếu công ty vay vốn cá nhân không cần phải chuyển khoản tiền cho vay và trả nợ. Cá nhân có thể cho công ty vay bằng tiền mặt và khi trả nợ công ty cũng có thể dùng tiền mặt để trả nợ cho cá nhân.

Dựa trên các quy định trên, có thể kết luận việc vay tiền giữa cá nhân và công ty không bị bắt buộc về hình thức giao dịch theo quy định mà các bên có thể thực hiện bằng bất kỳ hình thức theo sự thỏa thuận trong hợp đồng vay: dùng tiền mặt hoặc các hình thức chuyển khoản khác.

Công ty vay tiền cá nhân có lãi suất không?

Theo quy định hiện hành thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng vay tiền.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 thì lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của tổng số tiền vay, trừ trường hợp có quy định khác. Với mức lãi suất mà các bên thỏa thuận vượt quá 20% này thì giá trị phần lãi suất vượt quá sẽ bị vô hiệu.

Trường hợp hợp đồng vay có thỏa thuận về lãi vay, nhưng các bên không xác định rõ lãi suất là bao nhiêu thì nếu có tranh chấp xảy ra, lãi suất sẽ được áp dụng theo mức là 10%/năm tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, với quy định trên, mức lãi suất cho vay giữa cá nhân và công ty sẽ do các bên thỏa thuận và đảm bảo không được vượt quá 20%/năm của tổng số tiền vay. Bạn đọc cần lưu ý mức lãi suất này để tránh trường hợp vi phạm điều cấm của luật, dẫn đến điều khoản này có thể bị tuyên vô hiệu và không có giá trị pháp lý trên thực tiễn.

Cá nhân cho công ty vay tiền có phải nộp thuế không?

Theo Điều 49 của Luật Quản lý thuế, nguyên tắc ấn định thuế được xác định dựa trên việc cơ quan quản lý thuế sẽ xác định số tiền thuế phải nộp hoặc căn cứ vào từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp.

Cá nhân cho công ty vay tiền có phải nộp thuế không?

Cá nhân cho công ty vay tiền có phải nộp thuế không?

Khi cá nhân cho doanh nghiệp vay tiền, có hai trường hợp xảy ra:

1. Trường hợp 1: Cá nhân cho doanh nghiệp vay hoặc mượn tiền với lãi suất 0% và thu nhập là 0đ, thì thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) sẽ là 0.

2. Trường hợp 2: Cá nhân cho doanh nghiệp vay hoặc mượn tiền với lãi suất lớn hơn 0% và thu nhập là lớn hơn 0đ, thì thuế TNCN sẽ được tính theo công thức: (Tổng tiền vay/mượn x % lãi suất) x 5%.

Người nộp thuế sẽ phải nộp số thuế đã ấn định theo thông báo của cơ quan quản lý thuế. Trong trường hợp không đồng ý với số thuế do cơ quan quản lý thuế đã ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó. Tuy nhiên, họ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế đối với mình.

Mẫu hợp đồng vay tiền giữa cá nhân và công ty

Hợp đồng vay là một phần quan trọng của việc vay tiền giữa cá nhân và công ty. Hợp đồng này cần phải bao gồm các điều khoản cụ thể về số tiền vay, mục đích sử dụng, thời gian trả nợ, lãi suất (nếu có), và các điều khoản pháp lý khác. Việc lập hợp đồng rõ ràng và minh bạch giúp tránh được những hiểu lầm và tranh cãi sau này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2020 © Tân Phú Quý | Design by Ngọc Thắng