• ĐẠI LÝ THUẾ TÂN PHÚ QUÝ

CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CẠNH TRANH NĂM 2023

Posted on 18/01/23 by viettrinh

Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh năm 2023

Cho tôi hỏi đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh 2018? Nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh? Những hành vi liên quan tới cạnh tranh bị cấm?

1. Đối tượng áp dụng các quy định của Luật Cạnh tranh 2018?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018, các đối tượng sau đây thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh 2018:

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

– Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.

-Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.

Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh năm 2023 (Ảnh minh họa)

2. Việc áp dụng pháp luật về cạnh tranh được thực hiện như thế nào?

Việc áp dụng pháp luật về cạnh tranh được quy định tại Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:

– Luật Cạnh tranh 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh 2018.

– Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật Cạnh tranh 2018 thì áp dụng quy định của luật đó.

3. Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh

Theo quy định tại Điều 5 Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.

Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.

4. Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh

Căn cứ Điều 6 Luật Cạnh tranh 2018, Nhà nước thực hiện các chính sách về cạnh tranh như sau:

– Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.

– Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

– Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

– Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.

5. Những hành vi nào có liên quan đến cạnh tranh bị nghiêm cấm?

5.1. Hành vi của cơ quan nhà nước liên quan đến cạnh tranh bị cấm

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018, cơ quan nhà nước bị cấm thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:

– Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

– Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;

– Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.

5.2. Hành vi của tổ chức, cá nhân liên quan đến cạnh tranh bị cấm

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018, tổ chức, cá nhân bị cấm thực hiện hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

Theo: Thuvienphapluat

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2020 © Tân Phú Quý | Design by Ngọc Thắng