• ĐẠI LÝ THUẾ TÂN PHÚ QUÝ

DOANH NGHIỆP, NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN BIẾT CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ NỔI BẬT THÁNG 12/2022

Posted on 25/11/22 by viettrinh

Doanh nghiệp, người lao động cần biết các vấn đề pháp lý nổi bật tháng 12/2022

Trong tháng 12/2022, doanh nghiệp và người lao động cần biết những vấn đề pháp lý nổi bật sau đây để tránh gặp rủi ro, đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của mình.

1. Giải quyết ngày phép năm còn dư của người lao động

Tháng 12 là tháng cuối cùng của năm 2022; do đó, vấn đề giải quyết ngày nghỉ hằng năm (thực tế thường gọi là ngày phép năm) còn dư của người lao động là vấn đề hết sức quan trọng đối với người lao động và chủ doanh nghiệp. Xem thêm tại bài viết Cuối năm, ngày phép năm còn dư sẽ được giải quyết như thế nào?

2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam áp dụng từ ngày 01/12/2022

Từ ngày 01/12/2022, Thông tư 31/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về ban hành danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, Thông tư 31/2022/TT-BTC gồm có 02 Phụ lục, bao gồm:

Phụ lục I – Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Phụ lục II – Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.

3. 07 công việc nhân sự, kế toán mà doanh nghiệp cần làm trong tháng 12/2022

Trong tháng 12/2022, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần thực hiện các công việc quan trọng liên quan đến nhân sự, kế toán. Trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh không thực hiện đúng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Hàng loạt Nghị định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt không còn áp dụng

Sau ngày 31/12/2022, các nội dung về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt tại những Nghị định sau đây không còn được áp dụng:

(i) Nghị định 156/2017/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018 – 2022.

(ii) Nghị định 159/2017/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ giai đoạn 2018 – 2022.

(iii) Nghị định 157/2017/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2018-2022.

(iv) Nghị định 07/2020/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2019 – 2022.

(v) Nghị định 153/2017/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2018-2022.

(vi) Nghị định 154/2017/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam – Chi Lê giai đoạn 2018-2022.

(vii) Nghị định 149/2017/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2018-2022.

(viii) Nghị định 111/2020/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu giai đoạn 2020-2022.

(ix) Nghị định 150/2017/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Nhà nước Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các nước thành viên giai đoạn 2018-2022.

(x) Nghị định 158/2017/NĐ-CP về quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Ôt-xtrây-lia – Niu Di-lân giai đoạn 2018 – 2022.

(xi) Nghị định 57/2019/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019-2022 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 21/2022/NĐ-CP).

5. Nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp không sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ hằng năm

Từ ngày 23/12/2022, Thông tư 67/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp trích lập và sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, có quy định về nghĩa vụ thuế khi doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm. Đơn cử, trong thời hạn 05 năm, kể từ khi trích lập Quỹ theo quy định mà doanh nghiệp không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm thì:

Doanh nghiệp phải nộp ngân sách Nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% khoản trích Quỹ hằng năm, đồng thời phải nộp tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

Tiền lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 67/2022/TT-BTC.

Trường hợp nhận điều chuyển Quỹ thì thời hạn 05 năm đối với khoản nhận điều chuyển Quỹ được xác định kể từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhận điều chuyển Quỹ.

Theo: Thuvienphapluat

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright 2020 © Tân Phú Quý | Design by Ngọc Thắng